THƯ MỤC SÁCH THIẾU NHI

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam chúng ta có rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa các em ạ. Hôm nay cô sẽ mời các em nghe cô giới thiệu cuốn sách truyện Tấm Cám nhé. Sách do tác giả Nguyễn Thị Duyên biên soạn với 12 trang, khổ 19x27cm, được thiết kế và in ấn tại Nhà xuất bản Mỹ thuật Hà Nội.

 

Các em ạ. Khi chúng ta đến với câu chuyện “Tấm Cám” chúng ta sẽ thấy họ là là hai chị em cùng cha khác mẹ. mẹ Tấm mất sớm, Tấm phải ở với mụ dì ghẻ độc ác. Hàng ngày Tấm phải làm lụng vất vả không khác gì con sen cái ở, còn Cám thì được mẹ nuông chiều, ăn trắng mặc trơn, Tấm thường xuyên bị dì ghẻ hành hạ đủ điều, bị con Cám ranh ma lừa lọc, Tấm chỉ còn biết khóc.

         Bụt đã hiện lên nhiều lần để an ủi và giúp đỡ Tấm. Vừa mở hội. Mụ dì ghẻ bắt Tấm ở nhà nhặt thóc, không cho đi xem hội. Nhờ Bụt giúp, cuối cùng Tấm cũng được đi hội với quần áo đẹp và một đôi giày thêu xinh xắn. Đôi giày đó đã đổi đời Tấm, đưa Tấm về cung vua để trở thành hoàng hậu. Thấy Tấm sung sướng, mẹ con Cám càng ghen ghét và mụ dì ghẻ càng quyết tâm giết Tấm cho kì được. Tấm đã hóa kiếp liên tiếp từ chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, đến quả thị và cuối cùng lại trở về với kiếp người, ở nhà bà lão hàng nước, Tấm gặp lại vua và về hoàng cung sống cuộc đời hạnh phúc của mình.

         Chủ đề của Tấm Cám nằm trong chủ đề chung của nhiều truyện cổ tích ở nước ta: Chính thắng gian tà.Lúc nào con người ta sống thành thật, hiền lành sẽ luôn gặp được điều tốt đẹp và ngược lại. Câu chuyện phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Cuộc đấu tranh đó phát triển từ thấp đến cao, đến mức quyết liệt, một mất một còn, không thể hòa hoãn. Và con người bị áp bức đã phải hóa kiếp nhiều lần để tồn tại, để khẳng định sức sống của mình. Sự hóa kiếp liên tiếp của Tấm thế hiện sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái xấu. Đây chính là ước mơ là sức mạnh của cái thiện hiện hữu trong mỗi một con người, nói lên ước mơ bao đời của nhân dân ta được gửi vào cổ tích. Khi đọc đến trang số 5 của cuốn sách, các em sẽ thấy (Ông Bụt) hiện lên giúp Tấm, cho đàn chim sâu đến nhặt thóc để Tấm kịp đi hội. Ở đây, lực lượng siêu nhiên thần kì (ông Bụt) cũng đứng về phía con người bị áp bức để giúp đỡ Tấm, đó chính là căn nguyên của điều thiện, vì mỗi người dân Việt đều tin vào thần linh, đấng bề trên, và quan niệm mỗi một việc làm của con người đều có sự dõi theo của Thần, Phật. Chính vì vậy con người luôn hướng đến những điều tốt đẹp và hoàn thiện mình mỗi ngày. Khi được giúp đỡ biết nói lời cảm ơn, khi sai biết nhận lỗi và xin lỗi, khộng hãm hại hay làm hại đến người khác để đạt mục đích riêng cho bản thân, đó chính sự đấu tranh quyết liệt của quan niệm sống tốt, sống làm việc thiện hơn việc ác. Cũng chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc làm nên vẻ đẹp của truyện cổ tích này.


1. Tấm cám/ Lời: Tú Anh, tranh: Phan Anh.- H.: Văn Học, 2015.- 16tr.: tranh màu; 24cm.- (Tranh truyện dân gian Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 398.209597022 PA.TC 2015
     Số ĐKCB: TN.00951, TN.00952,

Câu chuyện hôm nay cô muốn mang đến cho các em đã hết rồi, mong các em sẽ vui và thíc thú khi nghe để lần sau cô sẽ giới thiệu tới các em những cuốn sách khác nữa, cô xin chúc các em một tháng 3 đầy ý nghĩa, các em chăm ngoan học giỏi và sống hiền hòa như Cô Tấm để được mọi người yêu thương nhé.

          Mời các em đến tại Thư viện trường TH xã Canh Liên để cùng tìm mượn đọc nhé.